Suy giảm trí nhớ thường gặp ở những độ tuổi nào?
Suy giảm trí nhớ hay đãng trí thường được nhắc đến với đối tượng người cao tuổi, tuy nhiên các vấn đề ấy ngày nay có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân do đâu và vì sao suy giảm trí nhớ lại là vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm của mọi người? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như hậu quả mà suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nhé.
1. Suy giảm trí nhớ là gì? Tầm ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe và cuộc sống
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng các chức năng của não bộ suy giảm trong việc ghi nhớ và vận chuyển các thông tin. Suy giảm trí nhớ thường được chia thành hai loại chính là mất trí nhớ ngắn hạn và mất trí nhớ dài hạn. Trong khi mất trí nhớ ngắn hạn liên quan đến việc khó khăn trong nhớ lại thông tin vừa xảy ra, mất trí nhớ dài hạn là ảnh hưởng đến khả năng nhớ lại các sự kiện đã xảy ra từ lâu.
Việc quên tạm thời có thể trải qua với nhiều người, nhưng suy giảm trí nhớ lại vấn đề nghiêm trọng hơn, chúng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, nhất là trong công việc. Người bệnh có thể bị cản trở trong sinh hoạt hằng ngày, quên mất việc bản thân đang làm như nấu ăn, chăm sóc con. Việc giảm trí nhớ trong hoạt động hằng ngày có thể dẫn đến nhiều rủi ro như tai nạn hay tự gây hại cho bản thân. Trong học tập cũng như công việc, suy giảm trí nhớ ảnh hưởng khả năng tư duy, sáng tạo gây khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, xử lý vấn đề.
Ở nhiều trường hợp, suy giảm trí nhớ có thể là biểu hiện của các vấn đề bệnh lý não bộ, như tác động sau tai nạn, chấn thương. Những người gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ dễ cảm thấy bất an, mất tự tin từ đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thêm vào đó, suy giảm trí nhớ lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn lo âu hay trầm cảm.
2. Suy giảm trí nhớ ngày càng trẻ hóa với nhiều nguyên nhân khác nhau
Trong những năm gần đây, suy giảm trí nhớ không còn chỉ là vấn đề của người cao tuổi mà đã bắt đầu xuất hiện ở nhóm trẻ hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi trung bình của những người mắc suy giảm trí nhớ đang dần giảm xuống, xuất hiện phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên ngày càng nhiều.
Thống kê cho thấy 85% người dưới 50 tuổi gặp vấn đề về trí nhớ kém ít nhất một lần, trong đó người dưới 30 tuổi chiếm hơn 20-30%, còn lại tập trung ở người trung niên. Thực trạng ấy còn đáng báo động hơn khi nghiên cứu cho thấy có đến 50% người trẻ mắc suy giảm trí nhớ sẽ diễn tiến thành sa sút trí tuệ khi bước vào độ tuổi cao niên, tiêu biểu là bệnh Alzheimer.
2.1 Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Đầu tiên là nguyên nhân bệnh lý xuất phát từ gốc tự do. Các gốc tự do chuyển hóa trong cơ thể với cơ chế tấn công mô chứa lipid, trong khi đó 60% lipid tồn tại ở não. Người trẻ với hoạt động chuyển hóa mạnh mẽ sẽ sản sinh nhiều gốc tự do hơn, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Điều này đặc biệt xảy ra với những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên.
Chế độ ăn thiếu khoa học khiến cơ thể không đảm bảo đủ chất duy trì ổn định các chức năng của não bộ. Thiếu các chất như omega-3 hay chất chống oxy hóa cũng có thể gây nên suy giảm trí nhớ.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều tiện ích giúp ghi nhớ khác nhau ra đời, thói quen ghi nhớ cũng như khả năng tập trung của nhiều người trẻ vì thế mà bị ảnh hưởng. Phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều có thể khiến tư duy ghi nhớ và xử lý thông tin giảm đi qua ngày tháng, đó cũng là điều mà nhiều trẻ nhỏ đến tuổi vị thành niên mắc phải.
Ngoài ra, các áp lực, căng thẳng từ học tập, công việc hay các mối quan hệ xã hội cũng làm ảnh hưởng đến trí nhớ. Rối loạn giấc ngủ hay chất lượng ngủ kém khiến não bộ làm việc quá mức dẫn đến trí nhớ bị trì trệ.
2.2 Suy giảm trí nhớ ở người trưởng thành
Bước vào độ tuổi từ 40 - 60 tuổi, cơ thể gặp nhiều thay đổi về sinh lý lẫn hormone dẫn đến mức độ ghi nhớ của cơ thể không còn tốt như thời còn trẻ, cộng thêm áp lực từ công việc và trách nhiệm gia đình tác động mạnh đến khả năng nhớ.
Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu luyện tập và các yếu tố như stress, thiếu ngủ đều góp phần làm suy giảm trí nhớ ở người trưởng thành. Những vấn đề này đều có thể cải thiện nhưng nếu không điều chỉnh kịp thời, chứng suy giảm trí nhớ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
2.3 Trí nhớ kém ở người cao tuổi
Ở độ tuổi cao niên trên 60 tuổi, các vấn đề về trí nhớ hay xử lý thông tin xảy ra nhiều hơn do sự lão hóa của tự nhiên. Người cao tuổi thường phải đối mặt với sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh, khi các tế bào não bị lão hóa theo thời gian. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như Alzheimer hay Parkinson, dẫn đến trí nhớ suy giảm nhanh chóng, tính đãng trí gia tăng và khả năng xử lý thông tin, thực hiện các sinh hoạt hàng ngày trở nên chậm chạp hơn.
Các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi bao gồm các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, chăm sóc y tế đúng cách có thể giúp giảm thiểu sự suy giảm trí nhớ trong giai đoạn này.
3. Giải pháp giúp cải thiện trí nhớ dành cho mọi người
Việc đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như tăng cường trí nhớ là điều chỉnh lối sống lành mạnh. Dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì và cải thiện trí nhớ. Các thực phẩm giàu omega-3, vitamin E cũng như các chất chống oxy hóa có trong cá, các loại hạt cùng rau xanh có lợi cho sức khỏe não bộ. Nên nhớ rằng, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá ảnh hưởng rất lớn tới trí nhớ, vì thế hãy loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi nhu cầu hằng ngày.
Hãy để cơ thể của bạn được phục hồi tự nhiên bằng cách ngủ đủ giấc. Chất lượng giấc ngủ được đảm bảo sẽ giúp bộ não được thư giãn, từ đó xử lý cũng như lưu trữ thông tin hiệu quả hơn. Thực hiện các giải pháp giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga hay nghỉ ngơi ngắn giữa giờ làm, giờ học để cơ thể được phép thả lỏng.
Ở người trẻ, bạn có thể thực hiện các bài rèn luyện trí não thông qua các trò chơi trí tuệ, tăng cường khả năng ghi nhớ cũng như sự linh hoạt của não bộ. Thực hiện học tập, làm việc bằng tư duy logic như dùng mindmap, đặt mục tiêu rõ ràng cùng thói quen ghi chú để giữ trí nhớ luôn trong trạng thái tốt nhất.
Việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về trí nhớ và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời. Các xét nghiệm và kiểm tra chức năng não bộ có thể đánh giá tình trạng hiện tại của trí nhớ, giúp xác định nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Điều này đặc biệt cần thiết với người ở độ tuổi trưởng thành cũng như cao tuổi nhằm ngăn ngừa nhanh chóng các bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng não bộ, hệ thần kinh.
Suy giảm trí nhớ hoàn toàn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Do đó cần thực hiện lối sống khoa học, thăm khám định kỳ để nhận biết nguyên nhân cụ thể cũng như phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến suy giảm trí não. Hãy tải ngay app chăm sóc y tế online để nâng cao ý thức về sức khỏe trí não và nhận sự tư vấn của các chuyên gia y tế khi cần thiết.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |