Mốc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua

Mẹ bầu luôn có nhiều điều cần quan tâm để theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Một trong những điều mà nhiều mẹ đang gặp phải trong thời kỳ mang bầu của mình là tiểu đường thai kỳ. Vậy đâu là thời gian tốt nhất để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? Hay có cách nào kiểm soát cũng như ngăn ngừa chúng? Theo dõi những thông tin được Medda cung cấp dưới đây, bạn sẽ cập nhật cho mình nhiều điều hữu ích để chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn.




1. Tiểu đường thai kỳ và mối hiểm họa tiềm ẩn đối với mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu khi chúng chiếm khoảng 2 - 10% số lượng thai phụ. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi sự tác động của hormon nhau thai lên cơ chế hoạt động của insulin có trong cơ thể mẹ. Khi insulin không nằm ở mức đủ để điều hòa đường huyết, dẫn đến người mang thai bị cao hoặc thấp lượng đường trong máu, gây sức ép lên sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, phát hiện sớm cũng như theo dõi kịp thời qua các mốc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều mà thai phụ và gia đình cần lưu tâm.


Trong suốt quá trình thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi sinh lý. Sự gia tăng hormone trong giai đoạn này khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn người mắc đái tháo đường thông thường. Vì thế, các mẹ bầu, nhất là những người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, người mang thai sau 35 tuổi và những người có chỉ số BMI cao nên tuân thủ lịch xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.


2. Các mốc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ quan trọng

Mỗi một ngày trong hành trình mang thai đều quan trọng đối với bé, trong thời gian ấy, theo dõi định kỳ sức khỏe của mẹ, mà cụ thể ở đây là tiểu đường thai kỳ quyết định lớn tới sức khỏe lâu dài của trẻ. Mỗi một giai đoạn trẻ hình thành và phát triển sẽ tác động đến cơ thể mẹ khác nhau, cũng vì thế mà có 3 mốc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà bạn cần quan tâm.


>>> Xem thêm: Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi đặt lịch xét nghiệm NIPT


2.1 Xét nghiệm đường huyết trong ba tháng đầu

Ngay từ khi mới biết tin có thai, mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra đường huyết để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Đây là một bước đầu quan trọng giúp bác sĩ xác định liệu mẹ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh ngay trong ba tháng đầu, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để kiểm soát tình hình.




Khi chuẩn bị xét nghiệm, mẹ bầu trước đó nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, thường là vào buổi sáng để đảm bảo kết quả chính xác nhất.


2.2 Xét nghiệm dung nạp glucose vào khoảng tuần 24-28

Vào khoảng tuần 24 đến tuần 28, đây là giai đoạn đặc biệt được khuyến cáo bởi Bộ Y Tế về cột mốc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để đánh giá khả năng cơ thể xử lý đường. Quy trình bao gồm việc uống một lượng glucose nhất định (thường là nước đường), sau đó kiểm tra đường huyết tại các khoảng thời gian khác nhau để đánh giá khả năng điều chỉnh insulin của cơ thể.


Sở dĩ thời gian này được khuyến cáo vì đây là lúc cơ thể mẹ bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ về hormone, khiến insulin bị ảnh hưởng nhiều hơn, khó kiểm soát hơn. Nếu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho thấy kết quả dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, cũng như cân chỉnh lối sống phù hợp để kiểm soát bệnh. Chỉ số đường huyết sau xét nghiệm cao hay thấp sẽ là yếu tố xác định các biện pháp thực hiện tiếp theo.


2.3 Xét nghiệm trong tam cá nguyệt cuối

Tam cá nguyệt cuối, tức ba tháng cuối thai kỳ, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc xét nghiệm cũng như kiểm soát lượng đường huyết. Giai đoạn này, mẹ bầu cần theo dõi sát sao để ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm khi sinh như tiền sản giật, sinh non hoặc thai to. Ở ba tháng cuối, thai nhi sẽ phát triển toàn diện, mạnh mẽ nhất do đó cần lượng dưỡng chất lớn từ cơ thể mẹ, tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều thức ăn có thể khiến thai phát triển quá lớn không thể sinh thường, lại còn gây áp lực ngược lại lên người mẹ. Cũng vì thế mà thông qua kết quả xét nghiệm ở tam cá nguyệt cuối bác sĩ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc thậm chí dùng thuốc can thiệp trong một số trường hợp.


>>> Đọc thêm: Những xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi cha mẹ cần biết


3. Tác động của việc bỏ qua xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bỏ qua bất kỳ mốc xét nghiệm nào cũng có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé. Đối với mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ có thể tác động mạnh đến cân nặng gây tăng cân quá mức, tiền sản giật – một biến chứng khi sinh cực nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con. Nguy cơ sinh non cao, phải sinh mổ - dễ ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Sau khi sinh, đối với nhiều trường hợp tiểu đường thai kỳ nặng, mẹ vẫn có khả năng mắc phải tiếp bệnh tiểu đường type 2.




Còn riêng với thai nhi, nếu cơ thể mẹ bị tiểu đường thai kỳ không chỉ gây cho tình trạng thai to, khó khăn trong quá trình sinh nở mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai. Thai nhi có thể gặp phải các vấn đề hô hấp hoặc hạ đường huyết sau khi sinh, trẻ có thể thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân ở một số trường hợp do mẹ phải kiêng khem để giảm đường. Những vấn đề đó đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé trong những năm đầu đời.


4. Phòng ngừa và quản lý tiểu đường thai kỳ

Vậy liệu có cách nào để can thiệp tiểu đường thai kỳ hiệu quả? May mắn là tiểu đường thai kỳ có thể được phòng ngừa và quản lý hiệu quả thông qua một chế độ ăn uống cùng vận động phù hợp. Mẹ bầu nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng cân đối, hạn chế đường và tinh bột, tăng cường rau xanh và protein để duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, trẻ sẽ hấp thu dưỡng chất thông qua mẹ, do đó, tuy giảm đường cũng như lượng thức ăn để tránh thai quá to, mẹ bầu cũng cần phải bổ sung đủ chất để thai có thể phát triển bình thường. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.


Vai trò của bác sĩ phụ sản sẽ được phát huy tốt nhất với mẹ bầu khi kiểm soát đường cũng như nhắc nhớ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở các mốc thời gian. Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao mức đường huyết, tình trạng thai cũng như sức khỏe tổng thể của mẹ, từ đó đưa ra lời khuyên, thực đơn hằng ngày cũng như những cân chỉnh cần thiết để mẹ bầu ổn định sức khỏe.


Để đảm bảo chắc chắn tình trạng sức khỏe, mẹ bầu cần tiếp tục kiểm tra đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Xét nghiệm sau sinh là bước quan trọng giúp mẹ đầu có biện pháp phòng ngừa cũng như có hướng can thiệp kịp thời để duy trì sức khỏe lành mạnh.


Các mốc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là chìa khóa để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả hai mẹ con trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên lắng nghe cơ thể, luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cùng duy trì lối sống khoa học để có một hành trình mang thai an toàn, êm đềm nhất. Hãy sử dụng ngay app sức khỏe Medda để theo dõi tình hình thai kỳ, đặt lịch thăm khám và nhắc nhở mốc thời gian cần chú ý cho mẹ bầu.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả